Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Từ vựng tiếng Hàn: Đồ dùng gia đình


1: 세탁기:----- ▶ Máy giặt
2 : 회전식 건조기:----- ▶máy sấy quần áo
3 : 청소기:----- ▶máy hút bụi
4 : 냉장고:----- ▶tủ lạnh
5: 에어컨:----- ▶máy lạnh
6 : 핸드 믹서,믹서:----- ▶ máy say sinh tố
7 : 컴퓨터:----- ▶máy vi tính
8 : 식기 세척기:----- ▶máy rửa chén
9 : 라디오:----- ▶máy ra ti ô
10 : 텔레비전:----- ▶ti vi , truyền hình
11: 전자 레인지:----- ▶lò nướng bằng sóng viba
13: 전기밥솥:----- ▶nồi cơm điện
14: 다리미:----- ▶bàn ủi điện
15: 백열 전구:----- ▶bóng đèn điện
16: 스위치:----- ▶công tắc điện
17 : 전자 레인지:----- ▶bếp điện
18 : 소켓:----- ▶ổ cắm điện ▶
19: 난로:----- ▶lò điện ▶nan lô
20: 송곳,드릴:----- ▶khoan điện
21: (전기)선붕기:----- ▶quạt điện
22: 천장 선풍기:----- ▶quạt trần
23 : 회중 전등:----- ▶đèn pin
24: 전지 배터리:----- ▶pin
25: 방열기:----- ▶lò sưởi điện
26: 벽난로:----- ▶lò sưởi
27: 다리미질:----- ▶hanh dong ui qua ao lien tuc
28: 화장대:----- ▶bàn trang điểm
29: 융단:----- ▶thảm ▶ yung tan
30: 구두 흙 터는 매트:----- ▶thảm chùi

Phần mềm SỔ TAY TỪ VỰNG miễn phí trên điện thoại Android


Ứng dụng Số tay từ vựng Tiếng Hàn nhằm phục vụ những bạn bắt đầu học và đang học tiếng hàn tiếp cận một cách nhanh chóng.

Các từ vựng được phân loại làm 60 chuyên mục khác nhau như:
- Ngày kỷ niệm, các nghi lễ
- Các loại đàn
- Các loại vật liệu
- Các dụng cụ văn phòng
- Xe ô tô
- Thiên nhiên
- Thể thao tổng hợp
- Gần, gần gũi
- Đồ nội thất
- Giá cả
- Thông dụng
- Cửa hàng
- Biển báo
- Các chứng bệnh cơ bản
- 12 cung hoàng đạo
- Món ăn Hàn Quốc
- Sinh hoạt tại trường học
- Các loại bệnh viện và các khoa
- Các loại quần áo
- Địa lý, khí tượng thủy văn
- Hệ thống bưu điện
- Thị trường chứng khoán
- Thường dùng trong quá trình lao động
- Các thiết bị trong nhà trường
- Mỹ phẩm
- Y học



Rất vui lòng khi nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn qua thư: vcappsvn@gmail.com

Hoặc bình luận tại Blog này.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Ngữ pháp Việt - Thái Lan

Ðể so sánh hai cách đặt câu, không gì bằng dịch sát từng chữ trong mỗi câu. Dịch như thế, rồi để hai câu song song thì có giống nhau hay không, giống nhiều giống ít, sẽ thấy được ngay mà không phải thông qua thuật ngữ rắc rối hay khái niệm ngữ pháp chủ quan của ai ai cả.

Dưới đây là bằng chứng cho thấy về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt cách lạ lùng, giống từ tinh thần đến tận những chỗ rất đỗi tế nhị.

(1) Cấu trúc Ðề-Thuyết:

Cao Xuân Hạo nhiều lần nhấn mạnh cấu trúc Ðề-Thuyết của tiếng Việt (xem gocnhin.net số 4). Ðề-Thuyết cũng chính là cấu trúc cơ bản của tiếng Thái. 

Phom shue Mai. Tôi tên Mai.
Wan nee wan sao. Hôm nay thứ sáu.
Ruang nee phom krot maak. Chuyện này tôi rất giận.

(2) Tính “động” của tính từ:

Tiếng Thái có chữ pen, tương đương với chữ Việt là. Nhưng cũng như ta, họ nói baan suay (nhà đẹp), chứ không nói baan pen suay (nhà là đẹp). Ðây cũng chỉ do cách cấu trúc Ðề-Thuyết. Câu baan suay làm người Anh thắc mắc, nhưng với ta thì quá tự nhiên.

(3) Ít “của”:

Tiếng Thái có “của”, nhưng cũng ít dùng như tiếng Việt: mae phom (mẹ tôi) thay vì mae khong phom (mẹ củatôi). 

(4) Chia thì:

Thái giống Việt, không tự động chia thì mà chỉ chia khi cần làm rõ hay nhấn mạnh. Các cách cho biết “thì” của tiếng Thái cũng giống y như trong tiếng Việt.

Khao dai ma. Nó đã đến.
Khao ma laeo. Nó đến rồi.
Khao kum-lang ma. Nó đang đến.
Khao cha ma. Nó sẽ đến.

Ðể chỉ quá khứ, tiếng Thái còn dùng chữ khoei, tương đương với chữ từng của ta:

Phom khoei pai Fa-rang-set. Tôi từng đi Pháp.

(5) Câu “mà”:

Từ Thái thee tương đương với từ Việt mà (tiếng Anh phân biệt thành who, which, where).

Baan thee khao yoo. Nhà  nó ở.
Rot thee khao sue. Xe  nó mua.

(6) Câu so sánh:

Thái đặt loại câu này y như Việt. 

Nang-see nee yaak kwa nang-see nan.
Sách này khó hơn sách kia.
Nang-see nee yaak thee-soot.
Sách này khó nhất.

(7) Câu phủ định:

Thái có ít nhất bốn cách đặt câu phủ định. Ba cách giống y Việt, một cách hơi “cứng”.

Phom mai sarb. Tôi không biết.
Mai mee sieng tob rubKhông  tiếng trả lời.
Bai nee mai chai khong khao. Cái này không phải của nó. 
Phom kin mai dai. Tôi ăn không được.

Câu sau cùng tiếng Việt nói “Tôi không ăn được”.

(8) Câu hỏi “tổng quát”:

Thái có ít nhất chín cách đặt câu hỏi tổng quát, cách nào cũng y như Việt.

Nếu không đoán được câu trả lời:

Khao ma mai? Nó đến không
Khun pai rue plao? Ông đi hay không?
Shuay phom noi dai mai? Giúp tôi chút được không?
Mee kon khab mai?  người lái không?
Khao pai rue yang? Nó đi hay chưa?

Nếu nghĩ sẽ được xác nhận:

Khun sa-bai dee rue? Ông mạnh giỏi chứ?

Nếu đoán chắc sẽ được xác nhận:

Khun tong-kan pai, chai mai? Ông cần đi, phải không?

Nếu chỉ để lập lại thông tin:

Nam-mun mhod rue? Xăng hết à?

Hỏi mà câu trả lời không phải là không hay có:

Mee pla arai barng?  cá  đó

Ðể ý rằng mai, mee, dai, chai, yang luôn luôn là không, có, được, phải, chưa, bất kể dùng trong câu phủ định hay trong câu hỏi. Chữ plao cũng luôn luôn là không. Chỉ có chữ rue khi là hay, khi là chứ, khi là à.

(9) Câu hỏi dùng Ai, Gì v.v.:

Giống y tiếng Việt, chỉ thỉnh thoảng hơi “dông dài”.

Rao cha long rua mua rai? Ta sẽ lên thuyền lúc nào?
Mua rai khun cha ma eek? Khi nào ông sẽ đến nữa?
Krai rian phaa-saa Thai? Ai học tiếng Thái? 
Khun shue arai? Ông tên ?
Pai nai? Ði đâu?
Hotel nai dee? Khách sạn nào tốt?
Ra-ka thao rai? Giá bao nhiêu?
Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu
Ta-na-kan pert gee mong? Nhà băng mở mấy giờ?
Phom tong tham yarng rai? Tôi phải làm thế nào?
Khun cha pai yarng rai? Ông sẽ đi thế nào?

(10) Cách dùng trợ từ:

Giống tiếng Việt cách kỳ dị, chỉ thỉnh thoảng hơi “dông dài”.

Phaeng kern pai! Ðắt quá đi!
Pai hai phon! Ði cho rảnh!
Phom aan mai ok. Tôi đọc không ra.
Phom mai roo rueng arai loey. Tôi không biết chuyện gì cả.
Mee rot hai shao mai? Có xe cho mướn không?
Khao tham hai phom rop kuan. Nó làm cho tôi khó chịu.
Phom yark dai ra-ka took kwa. Tôi muốn được giá rẻ hơn. 
Khao yang rian wichaa nan. Nó vẫn học môn ấy. 
Khao yang kong kin. Nó vẫn còn ăn.
Ao sha ma hai phom. Mang trà tới cho tôi.
Phom leum ao ngern ma. Tôi quên mang tiền theo.
Mai hen mee ruang nee. Không hề có chuyện này.
Bok hai phom sarb duey. Nói cho tôi biết với.
Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu? 
Sha sia laeo! Trễ mất rồi!
Tham ayng rue? Làm lấy à?
Phom mai dai pai eek laeo. Tôi không được đi nữa rồi.

(11) Cách dùng tiếng xưng, hô:

So với tiếng Anh, chẳng hạn, thì tiếng Thái và tiếng Việt hết sức phong phú nhân xưng đại danh từ. Người Anh xưng I, thì người Thái, người Việt có thể xưng tôi, ông, bác, chú, anh, em v.v., tùy đang nói chuyện với ai.

Từ Thái rao giống từ Việt ta ở chỗ cũng dùng để nói với người dưới hoặc với chính mình.

(12) Cách trả lời câu hỏi:

Tiếng Anh phải chọn giữa Yes và No. Tiếng Thái linh động y như tiếng Việt. 

Ar-harn phaeng mai? Phaeng (Mai phaeng).
Ðồ ăn đắt không? Ðắt (Không đắt).
..., chai mai? Chai (Mai chai).
..., phải không? Phải (Không phải).
Khun pai rue plao? Pai (Plao).
Ông đi hay không? Ði (Không).

(13) Câu mệnh lệnh xác định:

Tiếng Thái cũng thêm chữ ở cuối câu:

Fung see! Nghe đây!
Doo khao see! Nhìn nó kìa!
Pert pra-too si! Mở cửa ra!

(14) Cách nói cho lịch sự:

Tiếng Thái cũng dùng cách thêm chữ ở cuối câu.

Khun ma chark nai krup? Ông đến từ đâu ?
Khun pai nai ka? Ông đi đâu ?

Ðàn ông dùng krup, đàn bà dùng ka.

(15) Cách cấu tạo từ phức tạp:

Có bốn cách chính, đều phổ thông trong tiếng Việt.

- Thêm chữ phụ phía trước: naa là đáng, rak là yêu, naa rak là đáng yêu.

- Ðặt liền hai chữ ngang hàng: hung là nấu, tom là luộc, hung tom nghĩa giống nấu nướng. Ðặc biệt, phor look(cha con) có thể là “cha và con”, “cha hoặc con”, hay “cha của con”, y như tiếng Việt.

- Lặp lại chữ, hoặc y hệt, hoặc biến đổi chút ít. Dek dek (trẻ trẻ) là nhiều đứa trẻ; tiếng Việt nói nhà nhà, người người. Yung ying là lẫn lộn, soo see là lảo đảo. 

- Dùng cả một cụm từ để diễn ý. Mai khit fai là que đánh lửa, tức que diêm; ta nói gậy cời than, móc áo, thuốc đánh răng v.v. Tiin taa tiin cay (mở mắt mở tim) là đầy bỡ ngỡ, hồi hộp; ta nói mở mày mở mặt để diễn ý hãnh diện, chẳng hạn. 

(16) Dùng loại từ:

Tiếng Anh chỉ dùng loại từ khi không đếm được trực tiếp: two packs of butter (hai túi bơ), nhưng two cars (hai xe). Thái, giống Việt, dùng loại từ cho mọi trường hợp: không những nói bia see khuat (bia bốn chai), mà còn nói rot saam kun (xe ba cái), maa soong tua (chó hai con), kluay ha bai (chuối năm trái).

(17) Vài chỗ dị biệt:

- Có lẽ chỗ khác đáng kể nhất giữa Thái với Việt là ở vị trí tương đối của danh từ, loại từ và số từ, như vừa thấy trên. Ví dụ nữa: Thái nói dek saam khon (trẻ ba đứa), dek loo saam khon (trẻ xinh ba đứa), dek loo saam khon nee (trẻ xinh ba đứa này), thì Việt nói ba đứa trẻ, ba đứa trẻ xinh, ba đứa trẻ xinh này.(6) Ngoài ra, nếu chỉ có một thì Thái lại nói dek khon neung (trẻ đứa một).

- Thái đôi khi dùng dai (được) “không cần thiết”: Phom cham dai (Tôi nhớ được), Phom cham mai dai (Tôi nhớ không được). Việt nói gọn: Tôi nhớ, Tôi không nhớ.

- Vị trí của chữ dai (đã) trong câu phủ định Thái ngược với vị trí trong câu Việt: Phom mai dai tham (Tôi không đã làm), thay vì Tôi đã không làm.

- Tiếng Thái đôi khi dùng chữ cha (sẽ) “không cần thiết”: Phom mai yaak cha rian wichaa nan (Tôi không muốn sẽ học môn ấy), thay vì Tôi không muốn học môn ấy.

Ba chỗ khác cuối dường như chỉ làm tiếng Thái có vẻ hơi “cứng” hay hơi “dông dài”, hơn là làm nó thực sự khác tiếng ta. 
(Trích từ bài “Âu ơi, Lạc ơi...” trong sách 
Tìm tòi và suy nghĩ (2005))
----------Từ Blog Kim Phượng ----------