Từ, câu, ngữ pháp… giữa tiếng Việt và tiếng Trung đều có sự khác biệt, vì vậy khi tiến hành dịch tiếng Trung chúng ta luôn gặp phải không ít khó khăn nên cần phải có kỹ năng dịch nhất định. Những kỹ năng này không những có thể vận dụng trong dịch viết mà còn có thể vận dụng vào dịch nói. Sau đây là một vài kỹ năng dịch hay dùng nhất trong quá trình dịch:
1.Dịch xuôi:
Dịch xuôi là dịch dựa theo nghĩa của từ, trật tự từ và mạch suy nghĩ. Đặc điểm của dịch xuôi là phương thức tư duy, kết cấu câu, nghĩa của từ có nhiều điểm tương đồng hoặc gần giống nhau, không cần điều chỉnh nhiều chúng ta cũng có thể dịch song ngữ, mà văn bản dịch cũng phù hợp với thói quen và quy tắc ngữ pháp trong dịch ngôn ngữ.
Dịch xuôi không giống với dịch thẳng, phạm vi của dịch thẳng luôn rộng hơn dịch xuôi. Dịch thẳng bao gồm cả dịch xuôi. Dịch thẳng không những được coi là một kỹ năng dịch mà còn có yêu cầu biểu đạt ý phải thông suốt.
Tuy nhiên, Có nhiều trường hợp cũng không thể tiến hành kỹ năng dịch xuôi được bởi vì giữa văn bản dịch và văn bản gốc còn phải có yếu tố thầm mỹ. Khi đã có yếu tố thẩm mỹ rồi thì dịch xuôi mới được coi là một kỹ năng dịch lý tưởng.
Một câu văn có thể dịch dựa theo kết cấu câu văn gốc hay không hoàn toàn được quyết định bởi trình độ song ngữ của người dịch. Cùng một đoạn văn, có người dịch dựa theo trật tự từ của văn bản gốc, có người thì lại làm ngược lại, bởi vì trình độ nắm vững và vận dụng câu văn của mỗi người là khác nhau.
Ví dụ:
其传播之快,吸引力之强是任何一种新技术所不能比拟的。
Về tốc độ phát triển và sức hấp dẫn của nó thì không một nền kỹ thuật mới nào có thẻ bì kịp.
Không có một ngành kỹ thuật mới nào có thể bì kịp nó về tốc độ phát triển và sức hấp dẫn.
Dịch xuôi đoạn văn riếng Trung trên chính là để kiểm tra trình độ song ngữ của người dịch. Nhưng câu trên vẫn không phải quá khó. Đầu tiên chúng ta cần phân tích kết cấu câu trong tiếng Trung, cần phân biệt rõ đó là câu đơn hay câu phức, sau đó tìm ra ý chính của câu, làm rõ quan hệ của từng thành phần trong câu, cuối cùng nghiên cứu xem bản thân có thể dịch dựa theo trật tự của câu gốc hay không.
2.Dịch ngược:
Dịch ngược là thay đổi thứ tự trong quá trình dịch, nguyên nhân dẫn đến thay đổi thứ tự là: cách đặt câu, cách dùng từ, thói quen. Cách đặt câu trong văn bản gốc và văn bản dịch rất khác nhau, vì vậy văn bản dịch sẽ được điều chỉnh dựa theo nguyên tắc ngữ pháp của văn bản dịch. Tuy nhiên đặc điểm này không phải tuyệt đối, có thể tìm được mẫu câu tương đồng hoặc gần giống với văn bản gốc để giữ trật tự của câu gốc hay không thì điều này còn có quan hệ mật thiết với trình độ của người dịch.
Nhìn từ nhiều câu văn, đoạn văn hoặc bài văn thì việc thay đổi thứ tự còn có thể phân thành sự thay đổi bên trong câu văn và sự thay đổi bên ngoài câu văn. Nếu việc thay đổi thứ tự trong câu có 3 nguyên nhân nói ở trên thì nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bên ngoài câu văn là tư duy về từ ngữ của người dịch. Trong quá trình dịch thực tế , trường hợp thay đổi thứ tự bên trong và bên ngoài câu văn cũng rất phổ biến.
Việc thay đổi trật tự thể hiện ở cách hành văn, một đặc điểm rõ ràng đó là việc đảo trật tự phía trước và phía sau của văn bản gốc, vì vậy thường được gọi là dịch ngược.
Ví dụ:
头疼——đau đầu
地震——động đất
汉语
1.长期稳定——3. Láng giềng hữu nghị
2.面向未来——4. Hợp tác toàn diện
3.睦邻友好——1. Ổn định lâu dài
4.全面合作——2. Hướng tới tương lai
3. Dịch tách và dịch ghép:
Dịch tách chính là từ 1 câu trong văn bản gốc chúng ta dịch thành 2 hoặc 3 câu. Dịch ghép là từ 2 hoặc 3 câu gốc dịch thành 1 câu.
Ví dụ:
Khu mỏ Quảng Ninh đang dự tính ra sức nâng sản lượng khai thác lên từ 20 triệu tấn đến 30 triệu tấn mỗi năm và sẵn sàng hợp tác với công ty nước ngoài để đẩy mạnh công việc khai thác và tiêu thụ than trên cơ sở hợp tác và bình đẳng, cùng có lợi.
广宁矿区正计划提高开采量,力争达到年开采量二千万到三千万吨并
Đồng chí Doãn Khắc Thăng chào mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới. Đồng chí chúc nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thành tựu hơn nữa.
尹克升同志祝贺越南人民在革新事业中所取得的巨大成就,祝愿我国
Nếu chúng ta phân tích kỹ có thể thấy được, dịch tách và dịch ghép gồm 2 phương pháp sau: 1- Thay đổi dấu chấm câu, sau đó mở rộng hoặc rút ngắn câu văn. 2- Tóm nội dung chính từ văn bản gốc, sau đó biến nội dung đó thành 1 câu độc lập.
Dịch tách và dịch ghép chủ yếu là sắp xếp lại câu văn trong văn bản dịch, đảm bảo câu hoàn chỉnh. Thực chất dịch tách chính là tóm ra kết cấu câu mới hoàn chỉnh từ văn bản gốc. Dịch ghép chính là gộp kết cấu ngữ pháp, câu giữa các bộ phận thành 1 kết cấu câu hoàn chỉnh.
4.Dịch thẳng và dịch ý
Dịch thẳng bao gồm dịch âm và dịch từng chữ. Dịch âm là mượn những từ có phát âm tương đồng hoặc gần giống với từ cần dịch. Ví dụ: Chocolate ___巧克力, nylon___尼龙,…Dịch từng chữ: các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng giữa các ngôn ngữ luôn có quan hệ đối lập khi dịch, nhưng trường hợp này cũng rất ít gặp. Vì vậy trong quá trình dịch tiếng Trung người dịch cần chú ý thói quen biểu đạt của tiếng Trung nếu không sẽ làm mất đi độ chính xác của văn bản dịch.
Dịch ý bao gồm dịch bổ dung thêm từ, dịch lược,…Dịch ý là người dịch không bị lệ thuộc vào hình thức kết cấu câu, từ ngữ, phương thức tư duy của văn bản gốc, nội dung của văn bản dịch và văn bản gốc chỉ tương đồng hoặc gần giống nhau.
5.Dịch bổ sung từ
Bổ sung từ bị lược bỏ trong văn bản gốc: theo thói quen biểu đạt văn bản gốc thỉnh thoảng bị lược bỏ những từ ngữ nhất định, mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Nhưng nếu văn bản dịch cũng bị lược bỏ sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả câu, thậm chí là ngược hẳn ý nghĩa với câu gốc. Vì vậy trong quá trình dịch, văn bản dịch cần phải được bổ sung những từ bị lược bỏ trong văn bản gốc.
Ví dụ:
Tổng bí thư Đỗ Mười hoan nghênh Thủ tướng Lý Bằng cùng phu nhân và các đồng chí trong đoàn, cho rằng chuyến thăm lần này của thủ tướng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hai nước.
杜梅总书记欢迎李鹏总理和夫人以及代表团其他成员,他认为李鹏总
Bổ sung từ để biễu đạt rõ ràng và chính xác hàm ý của từ trong văn bản gốc: có trường hợp từ trong văn bản gốc khi dịch phải dùng nhiều từ mới có thể biểu đạt rõ nghĩa. Nguyên nhân là do nghĩa của từ trong văn bản gốc rất rộng, vì vậy trong quá trình dịch phải tìm những từ có phạm vi ý nghĩa nhiều như từ trong văn bản gốc, nếu không tìm được phải dùng nhiều từ ngữ khác để biểu đạt từ trong văn bản gốc.
Ví dụ:
按海关规定,就衣着和旧的床上用品不准有机进口。
Theo quy định của hải quan quần áo cũ và chăn, ga, gối, đệm…thì không được phép gửi về qua đường bưu điện.
Bổ sung từ mà hàm ý ngữ pháp của văn bản dịch biểu đạt: văn bản tiếng Trung thường biểu đạt về thời gian thông qua đặc điểm ngữ pháp ( như : 了,这, 过). Do tiếng Việt không có đặc điểm ngữ pháp này, nên trong quá trình dịch tiếng Trung người dịch phải bổ sung thêm những từ ngữ biểu thị thời gian.
Ví dụ:
他们正说着话呢! Chúng nó đang nói chuyện.
6.Dịch lược:
Trong quá trình dịch , người dịch có thể lược bỏ những từ ngữ, câu văn không ảnh hưởng đến nội dung của văn bản gốc. Dịch lược bao gồm lược bỏ những từ thừa, từ giải thích, từ lặp lại…
Ví dụ:
越南胡志明共产主义青年团___ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Xử lí từ trùng lặp
Trong tiếng Trung, 1 câu văn thường xuất hiện từ trùng lặp, ví dụ: “我们要承认困难, 分析困难, 向困难作斗争”. Trong câu này từ “困难” đã bị lặp lại 3 lần, nhưng người Trung Quốc vẫn cảm thấy câu văn đầy đủ và tự nhiên. Xử lí tốt từ trùng lặp là một kỹ năng dịch vô cùng quan trọng trong dịch văn bản tiếng Trung. Có 2 phương pháp để xử lí từ trùng lặp: 1- Bỏ những từ trùng lặp không cần thiết, không có tác dụng bổ sung và nhấn mạnh. 2- Giữ lại những từ trùng lặp quan trọng như từ biểu đạt chính xác ý nghĩa của văn bản gốc hoặc là những từ cần thiết.
Ví dụ:
谁想吃什么就吃什么。 Ai muốn gì thì ăn
Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. 哪里有困难,哪里有青年。
Kỹ năng dịch dùng để giúp chúng ta khắc phục sự khác biệt giữa văn bản gốc và văn bản dịch. Dùng phương pháp dịch hiệu quả có thể tái hiện lại một cách chính xác nội dung mà văn bản gốc muốn truyền tải. Vì vậy, thông qua việc học tập, rèn luyện, nắm vững những kỹ năng dịch sẽ giúp ích cho công việc dịch tiếng Trung.
---Bài viết từ Trung tâm Gia Sư Tiếng Trung Huế---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét